Featured Post

Tuyển nhân viên tuyển dụng công nhân thời vụ

Tuyển nhân viên tuyển dụng công nhân thời vụ lâu dài CÔNG TY TNHH SINH VƯỢNG   ☀️ Tuyển 10 NHÂN VIÊN   ☀️ 📣 📣   Địa điểm : Do nha,phươ...

VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI DÊ

Vai trò của chăn nuôi dê

Ở nhiều nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, dê là một loài vật nuôi có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi dê cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ đời sống con người như: thịt, sữa, lông, da, sừng, móng, cung cấp một nguồn phân bón khá lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Trong các sản phẩm của con dê, sữa là một loại thực phẩm quí đối với con người bởi vì sữa dê rất có lợi cho sức khoẻ, trong sữa dê có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như đạm, khoáng, vitamin-A... giúp cho việc phát triển cơ bắp và não. Do vậy trẻ em sau khi sinh cho cần ăn sữa dê mà cơ thể vẫn phát triển tốt, trẻ em vị thành niên và người già cần ăn sữa dê để tăng sức khoẻ (Tacio, 1987).

Sữa dê cung cấp một nguồn protein rất quan trọng cho những trang trại nhỏ, cho gia đình các hộ nông dân ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới, nơi mà ở đó những người nông dân nghèo không có đủ khả năng nuôi trâu bò sữa. Đặc biệt, sữa dê rất hiếm khi nhiễm khuẩn lao như sữa bò.

Thịt dê được sử dụng phổ biến ở nhiều nước, nhất là thế dê non có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở nhiều nơi, giá thịt dê cao hơn so với các loại thịt khác bởi vì về chất lượng: tỷ lệ thịt nạc trong thân thịt cao, tỷ lệ mỡ thấp, do đó thịt có hàm lượng năng lượng thấp nhưng giàu protein.

Lông và da dê là những sản phẩm quan trọng ở nhiều nước, đặc biệt là da dê

được sử dụng để làm những đồ da mỹ nghệ có giá trị sử dụng rất tốt.

 Ưu thế của chăn nuôi dê


Đã từ lâu con dê được coi là "bạn của người nghèo", là "con bò sữa của người nghèo" vì con dê có nhiều tính ưu việt, nuôi dê mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình. Điều đó được phản ánh ở những điểm chính sau đây:

- Có khả năng thích nghi cao ở hầu hết các điều kiện sinh thái khác nhau của trái dết vì vậy nơi nào cũng có thể nuôi được dê.

- Là loài động vật rất thông minh, khá thuần tính, dễ nuôi, sạch sẽ. Nó thích hợp với chăn nuôi gia đình, tận dụng được nguồn lao động là phụ nữ, người già hoặc trẻ em.

- Đòi hỏi lượng thức ăn ít hơn trâu bò: Nhu cầu về khối lượng thức ăn của 10 dê thịt tương đương với 1 bò thịt và 7 - 8 dê sữa tương đương với 1 bò sữa. Có thể nuôi dê bằng cách chăn dắt dọc theo các hàng rào, đường đi.

- Để không chỉ ăn cỏ như bò, cừu, mà chúng còn có khả năng sử dụng, tận dụng rất nhiều loại cây thức ăn. Điều đó có nghĩa là chúng có khả năng lợi dụng và tiêu hoá chất xơ rất cao, trong khi đó đây là một nguồn thức ăn rẻ tiền, sẵn có trong tự nhiên.

- Dê là loài vật ăn cỏ nhỏ, yêu cầu vốn đầu lư ít hơn trâu bò, nhưng lại có khả năng tăng đàn nhanh hơn trâu bò, chu kỳ sản xuất ngắn hơn, nhanh cho sản phẩm, vì vậy có khả năng cho ra sản phẩm thịt sữa nhiều hơn trâu, bò. Hơn nữa, chăn nuôi dê thường ít gặp rủi ro hơn những đối tượng vật nuôi khác.

- Dê cung cấp một lượng đáng kể phân bón cho trồng trọt và nuôi cá, nuôi giun quế.

- Đối với người nông dân, con dê còn được coi như là một "Sự bảo hiểm đồng

vốn cho họ khi có những khó khăn, rủi ro xảy ra".

- Về mặt xã hội, có thể nói con dê là một đối tượng vật nuôi được sử dụng nhiều trong các chương trình phát xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người nông dân ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều nghèo khó.

So sánh hiệu quả sản xuất sữa của dê với một số loài vật nuôi khác



Loài vật nuôi
Sản lượng sữa trung bình - S (kg/năm)
Khối lượng cơ thể trung bình - P (kg)

Tỷ lệ S/P
- Bò sữa (Bos indicus)
1377
364
3,8
- Bò sữa (Bos taurus)
1814
410
4,4
- Trâu
880
455
1,9
- Dê địa phương
90
33
2,8
- Dê lai (Anglo x địa phương)
295
42
7,1

Như vậy, so với một số loài vật nuôi khác như trâu bò thì nuôi dê sữa có hiệu quả khá cao, nhất là khi nuôi các giống dê lai có hiệu quả cao hơn hẳn trâu bò (tỷ lệ S/P là 7, 1 so với 1,9 - 4,4).

 Những hạn chế trong chăn nuôi dê

Ngoài những ưu điểm trên, chăn nuôi dê cũng còn một số hạn chế như:

- Do tính phàm ăn và ăn tạp của dê nên nó có thể phá hoại mùa màng, cây trồng.

- Dê cũng là động vật dễ bị bắt trộm hoặc dễ bị loài khác tấn công.

- Khi nuôi dê cần phải có bãi chăn để cung cấp thức ăn thô xanh

- Thị trường tiêu thụ thịt, sữa dê chưa được thiết lập rộng rãi như các sản phẩm của các loài gia súc khác

- Thịt dê đòi hỏi cách chế biến riêng biệt, hơn nữa nhiều người chưa có thói quen

ăn thịt dê, do đó thịt dê chưa trở thành một nguồn thực phẩm thường xuyên, hàng ngày của người dân

Sữa dê rất ngon và bổ nhưng cũng chưa được sử dụng phổ biến do người dân chưa có thói quen sử dụng.

Lời mở đầu trong kĩ thuật chăn nuôi dê

Kĩ thuật chăn nuôi dê


Dê là loài gia súc nhai lại nhỏ đã được thuần dưỡng từ rất lâu đời và đã đem lại những lợi ích thiết thực cho đời sống con người, vì vậy nó là một trong những loài vật nuôi gần gũi với con người.

Trong những năm qua, việc giảng dạy môn học Chăn nuôi Dê cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Chăn nuôi Thú ý chủ yếu dựa vào tài liệu do giảng viên phụ trách môn học tự biên soạn và giảng dạy theo phương pháp truyền thống, sinh viên chưa có giáo trình chính thức về môn học này, do đó đã hạn chế đến sự mở mang kiến thức cho người học.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, việc biên soạn giáo trình cho môn học là cần thiết. Vì vậy chúng tôi biên soạn cuốn Giáo trình chăn nuôi Dê này dành cho sinh viên đại học ngành Chăn nuôi thú y. Tuy nhiên các bậc đào tạo khác thuộc chuyên ngành này cũng có thể sử dụng giáo trình làm tài liệu học tập hoặc tham khảo.

Giáo trình do TS.Trần Trang Nhung làm chủ biên, gồm 7 chương với sự tham gia của các tác giả:

- Bài mở đầu: TS.Trần Trang Nhung, TS. Nguyễn Văn Bình, PGT.TS. Đinh Văn Bình.

- Chương I: TS.Trần Trang Nhung, TS. Nguyễn Văn Bình

- Chương II- III: TS.Hoàng Toàn Thắng

- Chương IV-V: TS. Trần Trang Nhung, TS. Nguyễn Văn Bình

- Chương VI: TS.Trần Trang Nhung, TS.Nguyễn Văn Bình, PGS.TS.Đinh Văn

- Chương VII: TS.Trần Trang Nhung, TS. Nguyễn Văn Bình

Nội dung giáo trình được viết tương đối ngắn gọn, trình bày những kiến thức cơ bản nhất về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi dê. Với những kiến thức này, người học sau khi ra trường có thể vận dụng vào thực tiễn sản xuất, phát triển nghề nuôi dê. Tuy nhiên, người học cũng cần phải nắm chắc kiến thức các môn học cơ sở, các môn chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y có liên quan.

Do kinh nghiệm của các tác giả còn hạn chế, Giáo trình Chăn nuôi Dê lần đầu tiên ra mắt bạn đọc chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự phê bình, góp ý của đồng nghiệp và các em sinh viên.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


Kĩ Thuật Chăn nuôi dê

MỤC LỤC

Kĩ Thuật Chăn nuôi dê



LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................................... 2
BÀI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
I.  VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CHĂN NUÔI ................................................................ 3
1.1.  Vai trò của chăn nuôi dê.............................................................................................. 3
1.2.  Ưu thế của chăn nuôi .............................................................................................. 3
1.3 Những hạn chế trong chăn nuôi ............................................................................... 4
2.1 Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới............................................................................. 5
2.2.  Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam............................................................................ 7
2.3.  Phương hướng phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam................................................. 11
Chương I: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CHÍNH CỦA .................................................................................................................................................. 12
I.  NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI.......................................................................................... 12
1.1. Nguồn gốc của ...................................................................................................... 12
1.2 Vị trí phân loại của ................................................................................................. 13
II.  MỘT SỐ ĐẶC ĐIỀM SINH VẬT HỌC CỦA ....................................................... 13
2.1. Đặc điểm về ngoại hình............................................................................................. 13
2.2 Tập tính sinh hoạt của ............................................................................................ 14
2.3.  Đặc điểm về sinh trưởng phát triển........................................................................... 15
2.4.  Một số đặc điểm sinh học khác.................................................................................. 16
2.5.  Một số chỉ tiêu sinh lý cơ bản của dê........................................................................ 17
2.6 Các bộ phận trên cơ thể của dê.................................................................................. 17
......................................................................................................................................... 19
III . SINH LÝ TIẾT SỮA CỦA .................................................................................... 30
3.1.  Cấu tạo bầu vú của ............................................................................................... 30
3.2.  Khả năng sản xuất sữa............................................................................................... 31
3.3.  Thành phần dinh dưỡng của sữa .......................................................................... 31
Chương III: CÔNG TÁC GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI ............................................. 34
I.  MỘT SỐ GIỐNG DÊ PHỔ BIẾN HIỆN NAY.............................................................. 34
1.1.  Các giống dê trên thế giới......................................................................................... 34
1.2.  Các giống dê của Việt Nam....................................................................................... 39
2.1.  Các yêu cầu chung khi chọn giống....................................................................... 42
2.2.  Các phương pháp chọn lọc........................................................................................ 42
2.3.  Các phương pháp chọn cặp và ghép đôi giao phối.................................................... 43
2.4.  Kỹ thuật chọn giống sữa....................................................................................... 45
2.5.  Kỹ thuật chọn dê giống trong chăn nuôi thịt........................................................ 47
2.6.  Công tác quản lý giống trong chăn nuôi ............................................................... 47
2.7.  Phương hướng công tác giống dê ở Việt Nam.......................................................... 48
Chương IV: NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO ..................................... 50
I.    NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA ........................................................................... 50
1.1.  Nhu cầu vật chất khô................................................................................................. 50
1.2.  Nhu cầu năng lượng.................................................................................................. 50
1.3.  Nhu cầu protein......................................................................................................... 51
1.4 Nhu cầu khoáng.......................................................................................................... 52
1.5. Nhu cầu vitamin......................................................................................................... 53
1.6 Nhu cầu nước............................................................................................................. 53
1.7. Nhu cầu dinh dưỡng của một số nhóm ................................................................. 54
II.  THỨC ĂN CHO ....................................................................................................... 58
2.1.  Nguồn thức ăn cho ............................................................................................... 58
2.2.  Chế biến và dự trữ thức ăn cho dê............................................................................ 61
2.3.  Biện pháp nâng cao khả năng ăn của dê.................................................................... 64
Chương V: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI ............................................................................ 65
I.    KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG DÊ HẬU BỊ............................................. 65
1.1.  Khẩu phần và kỹ thuật cho ăn................................................................................... 65
1.2.  Kỹ thuật chăm sóc, quản lý....................................................................................... 65
II.  KỸ THUẬT NUÔI DÊ ĐỰC GIỐNG........................................................................... 65
2.1.  Kỹ thuật nuôi dưỡng................................................................................................. 65
2.2.  Kỹ thuật chăm sóc, quản lý....................................................................................... 66
3.1. Phối giống cho cái................................................................................................. 66
32. Nuôi dê cái chửa......................................................................................................... 68
3.3.  Chăm sóc dê cái đẻ.................................................................................................... 69
3.4.  Chăm sóc, nuôi dưỡng dê cái vắt sữa........................................................................ 71
IV.  KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG DÊ CON TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA (90 NGÀY)................................................................................................................................. 73
4.1.  Giai đoạn bú sữa đầu (Từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi).................................................. 73
4.2.  Giai đoạn 15 - 45 ngày tuổi....................................................................................... 73
4.3.  Giai đoạn từ 46 - 90 ngày tuổi................................................................................... 74
4.4 Yêu cầu tăng khối lượng............................................................................................ 75
4.5. Chăm sóc con........................................................................................................ 76
V.  KỸ THUẬT KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN SỮA......................................................... 76
5.1.  Kỹ thuật vắt sữa........................................................................................................ 76
5.2.  Chế biến sữa dê......................................................................................................... 80
VI.  KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỊT....................................................................... 82
6.1.  Các đối tượng dê nuôi thịt......................................................................................... 82
6.2.  Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật................................................................................. 82
6.3 Kỹ thuật chăn nuôi thịt.......................................................................................... 83
6.4. Kỹ thuật giết mổ dê................................................................................................... 83
Chương VI: CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI DÊ  VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀN .................................................................................................................................................. 88
I.  CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI ...................................................................... 88
1.1.  Phương thức nuôi nhốt (thâm canh).......................................................................... 88
1.2.  Phương thức chăn thả (quảng canh).......................................................................... 89
1.3.  Phương thức bán thâm canh...................................................................................... 89
1.4.  Phương thức nuôi dê kết hợp trên mô hình SALT-2................................................. 90
II.  KỸ THUẬT QUẢN LÝ ĐÀN ................................................................................. 91
2.1.  Đánh dấu................................................................................................................... 91
2.2.  Khử sừng non............................................................................................................ 92
2.3.  Thiến hoạn................................................................................................................. 92
2.4.  Gọt móng guốc.......................................................................................................... 93
2.5.  Cho uống thuốc......................................................................................................... 94
III. CHUỒNG NUÔI .................................................................................................... 94
3.1.  Một số yêu cầu chung................................................................................................ 94
3.2.  Một số kiểu chuồng nuôi dê...................................................................................... 95
Chương VII: CÔNG TÁC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI DÊ.......................................... 102
1.1.  Kiểm tra biểu hiện lâm sàng của dê......................................................................... 102
1.2.  Phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn dê......................................................... 103
2.1.  Bệnh nội khoa.......................................................................................................... 104
2.2.  Bệnh ngoại khoa...................................................................................................... 110
2.3 Bệnh sản khoa........................................................................................................... 111
2.4.  Một số bệnh truyền nhiễm....................................................................................... 113
2.5.  Bệnh ký sinh trùng................................................................................................... 118
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO        132